Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Biểu hiện bệnh ngoài da bệnh tiểu đường

Ngoài những biểu hiện cơ bản nhận biết bệnh tiểu đường như đi tiểu nhiều, khát nước, thèm ăn, mệt mỏi,… Gần một phần ba bệnh nhân tiểu đường có một số biểu hiện ngoài da và theo thời gian, da của tất cả bệnh nhân tiểu đường sẽ bị ảnh hưởng.

Những biểu hiện thông thường của bệnh tiểu đường.

bieu-hien-benh-ngoai-da-benh-tieu-duong1

Những biểu hiện của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống con người. Nếu bạn đang nghĩ mình bị mắc bệnh tiểu đường hãy gặp ngay bác sỹ để chuẩn đoán chính xác. Thông thường các biểu hiện của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Thường xuyên đi tiểu
  • Khát
  • Giảm cân không giải thích được
  • Đói thường xuyên
  • Thay đổi đột ngột thị lực
  • Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Cảm thấy rất mệt mỏi phần lớn thời gian
  • Da rất khô
  • Các vết loét có thể hồi phục chậm
  • Nhiễm trùng nhiều hơn bình thường

Một số người chỉ có thể gặp một vài biểu hiện được liệt kê ở trên. Khoảng 50 phần trăm số người mắc bệnh tiểu đường týp 2 không gặp bất kỳ dấu hiệu nào và không biết họ bị bệnh.

Những biểu hiện ngoài da của người bị bệnh tiểu đường.

Gần một phần ba bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện ngoài da và niêm mạc. Nguyên do phần lớn là do bệnh diễn biến nhiều năm hoặc việc điều trị và theo dõi tiểu đường không tốt.

bieu-hien-benh-ngoai-da-benh-tieu-duong2

Biểu hiện ngoài da của bệnh tiểu đường

Những người tiểu đường nào xuất hiện biểu hiện bệnh ngoài da?

Tới gần nửa số bệnh nhân tiểu đường có thể hoặc đã từng có biểu hiện bệnh ngoài da tiểu đường. Bạn sẽ có nguy cơ cao xuất hiện bệnh ngoài da tiểu đường nếu bạn kiểm soát bệnh kém hoặc bệnh của bạn đã kéo dài từ 10-20 năm và bạn trên 60 tuổi. Biểu hiện ngoài da cũng thường xuất hiện khi người bị tiểu đường bị chấn thương. Mặc dù các biểu hiện bệnh ngoài da của người bị tiểu đường trên 60 tuổi phổ biến hơn, tuy nhiên nó cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường ở bất kỳ độ tuổi, chủng tộc hoặc giới tính nào. Biểu hiện da bệnh tiểu đường thường xuất hiện chủ yếu ở cẳng chân, trên đùi, cẳng tay và hai bàn chân của bạn.

Biểu hiện bệnh ngoài da tiểu đường do đâu xuất hiện?

Tổn thương trên da người mắc bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện thường xuyên hơn sau khi bị chấn thương. Chúng xuất hiện ở những khu vực mà bạn nhìn thấy chúng nhiều nhất như cẳng chân, cẳng tay, đùi và hai bàn chân của bạn. Lý giải theo bệnh học thì điều này liên quan đến tổn thương mạch máu và có thể cả các rối loạn dây thần kinh tham gia vào làm da bị thương tổn. Nó cũng được cho là xảy ra khi có sự rò rỉ máu từ mạch máu vào da hoặc cũng do những thay đổi trong các mạch máu nhỏ nuôi da của người bệnh tiểu đường.

Những biểu hiện và biến chứng bệnh ngoài da của người bệnh tiểu đường:

  • Các bệnh lý do tổn thương động mạch: 

Biểu hiện là các vữa xơ động mạch gây nên ở các đầu chi, với biểu hiện bàn tay, bàn chân có những cơn xanh tím và lạnh. Hậu quả có thể gây thương tổn nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, huyết khối mạch não, xơ thận, hoại thư chân, tay.

  • Bệnh lý thần kinh do tiểu đường:

Những bệnh nhân lớn tuổi bị tiểu đường thường bị các thương tổn thần kinh vận động và cảm giác ở các đầu chi. Chính các thương tổn thần kinh này dẫn đến nhiều tổn hại cho tay, chân người bệnh mà điển hình nhất là loét lỗ đáo bàn chân không đau, có thể dẫn đến viêm xương.

Loét nặng hơn do bàn chân bị rủ, mất cảm giác làm người bệnh không biết nên loét càng nặng hơn. Chân còn bị khô da do mất tiết mồ hôi, các biểu hiện khác là phù, đỏ da và teo da. Các ngón chân cũng bị tổn hại, hoại tử, hoại thư và viêm xương. Kẽ chân thì ẩm ướt làm cho dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm.

  • Bệnh về nhiễm trùng da

Các nhiễm trùng da do tụ cầu, liên cầu nhóm A, với các biểu hiện nhọt, nhọt cụm, lẹo mắt. Biến chứng nghiêm trọng có thể gặp là viêm tai giữa do Pseudomonas có thể dẫn đến hủy hoại thần kinh sọ não, viêm màng não gây tử vong. Một số vi khuẩn khác như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas gây hoại thư sinh hơi trên da.

  • Nhiễm nấm Candida albicans

bieu-hien-benh-ngoai-da-benh-tieu-duong3

Nhiễm nấm Candida

Nhiễm nấm Candida albicans ở miệng, kẽ móng, sinh dục và các nếp gấp lớn của da là bệnh lý rất thường gặp trên người bệnh tiểu đường, đặc biệt trên những người không kiểm soát được đường huyết.

  • Bệnh gai đen

Một số bệnh nhân tiểu đường còn bị bệnh gai đen (acanthosis nigricans), đó là vùng da bị đen dày ở nách, có nhú gai. Điều trị khó, bệnh có thể nhẹ khi kiểm soát được đường huyết.

  • Các biểu hiện khác của da trong bệnh tiểu đường

Đó là teo mỡ dưới da, hay gặp ở mặt trước xương chày. U hạt hình nhẫn lan tỏa, xuất hiện các bọng nước, chứng ngứa da, gây cứng khớp và da bị vàng sáp, xơ cứng da, bạch biến, liken phẳng, u vàng, các u mềm treo trên da, viêm nang lông…

  • Tỷ lệ bị bạch biến cao hơn ở người bị tiểu đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị bạch biến cao hơn ở người bị tiểu đường nhưng tiến triển không khác so với người bình thường mắc bệnh này. U hạt hình nhẫn lan tỏa là bệnh da mạn tính, không triệu chứng và thường gặp ở vùng lưng bàn tay, chân, khuỷu.

  • Bọng nước do tiểu đường

Các tổn thương trông giống như là vết phồng rộp do bị bỏng nhưng có thể xuất hiện tự nhiên, kích thước thường lớn, không bị đau và không có biểu hiện viêm tấy đỏ. Chúng thường xuất hiện ở mặt lưng của ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Thông thường các phỏng nước này sẽ lành sau khoảng 2- 3 tuần mà không để lại sẹo. Những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh do tiểu đường hay bị mắc loại tổn thương này.

  • U vàng (xanthomas):

Trên da nổi những đám da vàng sẫm, mềm. Chúng thường xuất hiện ở phần lưng tay, mu chân, cẳng chân và hông. Nam giới trẻ mắc tiểu đường týp 1 thường hay mắc tổn thương u vàng. Khi xét nghiệm mỡ máu và cholesterol máu thường rất cao, nếu đường máu ổn định tốt, các u mỡ vàng này có thể sẽ biến mất.

  • Chứng xơ cứng ngón tay (sclerodactyly):

Thường gặp ở 1/3 số bệnh nhân mắc tiểu đường týp 1. Biểu hiện da tay dày khô, các ngón tay teo cứng. Mu bàn tay trông như sáp, da ngón chân dày. Ngón tay bị cứng và mất đi một số cử động. Trong một số trường hợp hiếm gặp, khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu tay cũng có thể bị cứng lại.

  • Biến chứng xơ vữa mạch máu 

bieu-hien-benh-ngoai-da-benh-tieu-duong5

Biến chứng xơ vữa mạch máu

Trên bệnh nhân tiểu đường lâu năm sẽ gây biến chứng xơ vữa mạch máu làm cho tưới máu nuôi dưỡng cho da bị giảm sút dẫn đến một số thay đổi trên da như: da bị mỏng đi, sáng màu, rụng lông và sờ vào thấy lạnh. Cảm giác lạnh ngón chân. Khi đi lại kể cả với khoảng cách ngắn cũng thấy đau chân. Sự thiếu máu khiến cho các vết thương lâu lành những tổn thương rất nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn nặng nếu không điều trị sớm.

Làm thế nào để kiểm soát bệnh da tiểu đường

Các bệnh về da mắc phải do tiểu đường đa phần đều có thể tự khỏi, tuy nhiên có thể trong một thời gian dài và chúng khá là bất tiện. Để ngăn chặn các biểu hiện bệnh da tiểu đường điều tốt nhất người bệnh nên làm là kiểm soát thật tốt lượng đường trong máu. Bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu tốt các biểu hiện ngoài da của người tiểu đường sẽ dần biến mất. Bạn có thể giữ lượng đường huyết trong tầm kiểm soát bằng các chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho sức khỏe. Bạn nên kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. Bạn cũng nên giữ da ẩm, đặc biệt những vị trí bệnh da tiểu đường thường xuất hiện và đảm bảo rằng khu đó khó bị tổn thương. Và điều quan trọng nhất đó là bạn nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra chắc chắn rằng đây là các biểu hiện da bệnh tiểu đường.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Biểu hiện bệnh ngoài da bệnh tiểu đường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét